Thiếu máu thiếu sắt – Triệu chứng và cách phòng ngừa

Thiếu máu thiếu sắt là triệu chứng phổ biến đối với phụ nữ. Nhận biết các dấu hiệu bệnh từ sớm sẽ giúp việc điều trị được kịp thời và hiệu quả hơn.

Tổng quan về bệnh thiếu máu thiếu sắt

Khi cơ thể không tổng hợp đủ hemoglobin (hồng cầu) do thiếu sắt, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu. Lúc đó, cơ thể không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để vận chuyển oxy đến các cơ quan bên trong. Điều này dẫn đến việc các bộ phận không hoạt động được bình thường, khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao.

Thiếu máu do thiếu sắt loại bệnh phổ biến, nhất là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ đang mang thai.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu thiếu sắt

Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH) đã đưa ra các yếu tố là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu:

Cơ thể không được cung cấp đủ sắt:

  • Chế độ ăn thiếu khoa học: ăn kiêng không lành mạnh, ăn chay thiếu chất, nghiện rượu kéo dài…
  • Khả năng hấp thụ sắt kém: các bệnh lý về ruột non, dạ dày, mắc bệnh celiac, crohn…
  • Ăn nhiều các thức ăn ức chế sự hấp thụ sắt: trà, cà phê, thực phẩm giàu canxi, tanin, axit oxalic, gluten…
  • Nhu cầu sắt thay đổi: phụ nữ mang thai, trong thời kỳ hành kinh, tuổi dậy thì…

Mất nhiều máu

  • Mất máu quá nhiều do chấn thương, sinh con hoặc lượng máu mất đi vào thời kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường (rong kinh).
  • Một số bệnh lý gây mất máu: các căn bệnh như ung thư, loét dạ dày, u mạch máu, viêm đường ruột…

Dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

Mệt mỏi: một trong những biểu hiện thiếu sắt phổ biến, ngoài ra cũng có rất nhiều bệnh làm cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, tuy nhiên bệnh thiếu máu do thiếu sắt đi sẽ kèm với các dấu hiệu như mất sức, người uể oải, mất tập trung. 

Các biểu hiện tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt: những triệu chứng này thường do lượng máu trong cơ thể không đủ dẫn đến việc vận chuyển oxy đến các tế bào chậm lại hoặc không đủ. Từ đó, làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực lên hệ thần kinh gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt. Trong đó, tim đập nhanh là một triệu chứng thiếu sắt gây ra, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim. 

Ngoài ra còn có các dấu hiệu thiếu sắt: da nhợt nhạt, tay chân lạnh, rụng tóc, móng tay có sọc, dễ gãy, kén ăn….

Cách phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Bổ sung sắt qua thực phẩm

  • Chế độ ăn uống khoa học, phối hợp nhiều nhóm thực phẩm. 
  • Tăng cường sử dụng rau củ có màu đậm: rau chân vịt, bông cải xanh, ớt chuông, cải xanh, cải xoăn…
  • Sử dụng hoa quả tươi giàu vitamin C giúp hấp thụ sắt: bưởi, ổi, cam, quýt, cà chua…
  • Thịt có màu đỏ: thịt bò, thịt nai, thịt cừu, thịt đùi heo…
  • Gan động vật, tim, thận, lưỡi bò
  • Hải sản: tôm, cua, bạch tuộc, sò, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết,… 

Bổ sung sắt bằng viên uống 

Bạn nên bổ sung thêm bằng các viên uống bổ sung sắt qua đường uống nếu không thể đảm bảo cung cấp đủ sắt qua chế độ ăn. Trên thị trường có 3 dạng thuốc bổ sung sắt: viên nang, viên nén, dạng lỏng.

Các thành phần sắt có trong viên uống bao gồm:  ferrous sulfate, ferrous fumarate,  ferrous gluconate. Sắt hữu cơ ferrous fumarate là loại dễ hấp thu, ít gây táo bón nhất trong các thành phần kể trên.

Hơn nữa, bạn cần chú ý lựa chọn các loại thuốc bổ sung sắt kết hợp vitamin B12 và axit folic để tăng khả năng sản sinh máu cho cơ thể.

Lưu ý khi áp dụng các cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

  • Sử dụng nước ép hoa quả hoặc ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.
  • Không nên sử dụng thuốc bổ sung canxi cùng lúc với thuốc bổ sung sắt vì chúng gây cản trở cơ thể hấp thụ lẫn nhau.
  • Không dùng kèm thuốc sắt với các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon, thuốc kháng axit, hormone tuyến giáp.
  • Cafein, tanin có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ sắt vì thế không uống cà phê, trà gần bữa ăn hoặc gần lúc uống thuốc sắt.